Những Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển Việt Nam

auggie me three wonder stories 1 2018 05 21 15 33 04

Việt Nam – đất nước tươi đẹp, nơi đã nuôi dưỡng những tâm hồn văn học qua biết bao thế hệ. Trong dòng chảy lịch sử của đất nước, rất nhiều nhà văn đã xuất hiện và ghi tên mình trong bầu trời văn học, những tác phẩm của họ có giá trị nhân văn cao cả, còn lưu truyền mãi về sau. Mải mê với những tác phẩm xuất sắc của nước ngoài ta cũng không quên rằng văn học Việt Nam cũng có những tác phẩm kinh điển, ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Những Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển Việt Nam

Bài viết này đề cập đến các nội dung sau

1. Truyện Kiều – Nguyễn Du

“ Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nha

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn từ, sự kết hợp giữa nhạc và họa, giữa phim và ảnh, một tác phẩm mà cho đến tận bây giờ ta vẫn không thể phủ nhận được ánh sáng của nó. Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du viết trong lần đi sứ sang Trung Quốc được người dân bản địa kể về câu chuyện của nàng Vương Thúy Kiều và được tiếp xúc với cuốn truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.

Tác phẩm văn học Việt Nam Truyện Kiều - Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du đã xúc động trước số phận của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu cảnh đời éo le, đau khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống. Chính vì vậy, Nguyễn Du đã viết lên tác phẩm Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát. Thể hiện tài năng sáng tạo, nghệ thuật chơi chữ của tác giả. Nội dung của tác phẩm kể về một gia đình sống trong đời Minh của đất nước Trung Quốc. Trong thời kỳ đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con đó chính là: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân và Vương Quan. Hai cô con gái đầu lòng của gia đình là hai người có dung mạo vô cùng xuất sắc, lại có tài cầm, kỳ, thi, họa… Mọi thứ đều vô cùng xuất chúng. Đặc biệt là cô chị Thúy Kiều tài năng và nhan sắc có phần nổi bật hơn cô em Thúy Vân rất nhiều. Trong một lần gia đình gặp nạn, Thúy Kiều buộc phải bán thân chuộc cha, bắt đầu kiếp truân chuyên của một hồng nhan bạc mệnh.

Truyện Kiều thắm đượm tinh thần nhân đạo, cũng như có giá trị cao về mặt hiện thực. Tác phẩm đã bóc trần một xã hội vô nhân tính, nơi mà đồng tiền có khả năng sai khiến tất cả, con người sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để mà sống. Nhưng vượt lên trên tất cả, con người với vẻ đẹp chân thiện mĩ vẫn được ca ngợi.

 

Xem thêm: List 10 tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất hiện nay

2. Tắt đèn  – Ngô Tất Tố

Dừng chân trên văn đàn Việt Nam, bắt gặp từng con chữ của Ngô Tất Tố, người ta chẳng thể nào ngừng xót xa cho những nhân vật trong “Tắt đèn”. Quẩn quanh trong đồng thuế vô lý, bất lực trước sự tha hóa của lòng người, oằn mình trong vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Chưa bao giờ tính mạng con người lại trở nên rẻ rúng đến vậy. “ Tắt đèn” đã phác họa những nét vẽ vô cùng chân thực về một xã hội Việt Nam trước 1945.

Tiểu thuyết Tắt đèn  - Ngô Tất Tố

“Tắt đèn” lấy bối cảnh của xã hội Việt Nam trước những năm 1945, để kể về gia đình chị Dậu trong những ngày đến hạn nộp sưu thuế, phải dùng đủ mọi cách để xoay tiền, phải quỳ gối trước đám lính, trước quan lại. Từ đó làm nổi bật nên sự thống khổ của người dân Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến. Trung tâm của tác phẩm là gia đình chị Dậu, thuộc hạng “cùng đinh” và theo như tác giả, có lẽ gia đình chị đã thuộc hạng nghèo nhất của xã hội. Song, cái nghèo đấy lại không bắt nguồn từ bản thân gia đình chị Dậu mà bắt nguồn từ những chính sách vô lý của nhà nước.

“ Tắt đèn” là bức tranh hiện thực tàn khốc nhất, song cũng chân thực nhất. Con người bị đẩy vào đường cùng của cuộc sống, bất lực vùng vẫy nhưng không thể nào thoát ra ngoài. Gánh nặng đè lên vai của những người phụ nữ, xung quanh họ chỉ là bóng tối dày đặc. Thoát thai từ hiện thực cay đắng, tác phẩm được cất lên da diết trên văn đàn Việt Nam, mang theo tiếng than ai oán của cả một dân tộc đang oằn mình chống chọi với cái chết.

 

Xem thêm: List 10 tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng thế giới

3. Chí Phèo – Nam Cao

Nghệ thuật của Nam Cao là nghệ thuật “ thoát ra từ những kiếp lầm than” . Tác phẩm là bản án đanh thép tố cáo một xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác và mục ruỗng đã dồn người nông dân thấp cổ bé họng vào bước đường cùng, dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật để rồi cuối cùng lại hình thành nên con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đồng thời, Chí Phèo còn khắc họa thành công hình ảnh người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi đói kém bám riết, bị chèn ép bởi xã hội cũ khiến cho họ phải đánh mất đi bản chất thiện lương vốn có của mình.

Tác phẩm Chí Phèo - Nhà văn Nam Cao

Nhân vật Chí Phèo được miêu tả là một tên côn đồ, phá làng phá xóm. Năm hai mươi tuổi, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến, chánh tổng hội đồng kỳ hào của làng Vũ Đại. Cụ Bá là người có quyền thế lại tâm cơ, ai cũng nể sợ. Năm đó Chí Phèo ở cho nhà cụ được vợ ba của Bá Kiến thường xuyên gọi lên hầu hạ xoa bóp tay chân. Chính điều này đã làm nổi lên máu ghen trong lòng Bá Kiến, cụ đã giải Chí Phèo lên quan, để hắn chịu một tội nào đó được sắp đặt sẵn và đi tù tám năm, chính cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay cho bọn cường hào chèn ép những người nông dân lương thiện.

Nhân vật Chí Phèo đã cùng Thị Nở vẽ nên một câu chuyện tình được coi là kinh điển của nền văn học Việt. Mối tình vượt biên giới, thể hiện rõ sức mạnh to lớn của tình yêu, khả năng cảm thức con người của nó. Hai con người bất hạnh tìm thấy nhau trong bóng tối, dẫu đã không thể cùng nhau vượt qua định kiến, vẫn không thể phủ nhận đó là một tình yêu đẹp.

Một tác phẩm đầy rẫy những bi kịch, bi kịch tình yêu và bi kịch làm người. Chí Phèo đã quằn quại chết ngay trong chính khát vọng được làm người lương thiện của mình. Tác phẩm như một lời cảnh báo cho một xã hội đang tiêu diệt chính đồng bảo của mình bởi sự ích kỉ của nó.

Xem thêm: Top những cuốn sách chạm tới cảm xúc hàng triệu độc giả

4. Số đỏ – Vũ Trọng Phụng

Để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc nhất Vũ Trọng Phụng lại tìm đến những hình thức nghệ thuật vi phạm lôgíc hiện thực, vi phạm chuẩn mực đời sống, đó là cái ngược đời phi lí. Từ sự ngược đời, phi lí ấy mà tạo ra tiếng cười cho độc giả. Và cũng từ những tình huống ngược đời của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày một cách sâu sắc cái phi lí tồn tại trong tính cách nhân vật hay trong cuộc đời.

Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

Chuỗi cười dài “Số đỏ” cũng là chuỗi những tình huống ngược đời kế tiếp nhau. Kể về nhân vật Xuân tóc đỏ, ừ một kẻ bụi đời, lưu manh, lớn lên trong môi trường vô giáo dục, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức tạp đã gia nhập vào môi trường của những kẻ giàu có, của những nhà cải cách, những ông bà văn minh của xã hội thành thị. Và cũng bắt đầu từ đây, xã hội hổ lốn được mở ra. Con người chạy theo những giá trị tân thời mà bỏ quên đi truyền thống, văn hóa phương Tây du nhập với đầy những ngổn ngang, không có sự sàng lọc. Dẫn tới một xã hội hết sức buồn cười, những “ Trưởng giả học làm sang”. Những nhân vật Tuyết, ông Văn Minh, ông Phán mọc sừng… thể hiện rõ sự ngu dốt của một tầng lớp thượng lưu, đồng thời khắc họa rõ hiện thực nửa Tây nửa Ta thời bấy giờ.

Ngòi bút châm biếm trào phúng xuất sắc, dùng tiếng cười để vạch trần xã hội một cách tinh vi. Cái hổ lốn, cái nực cười, tạp nham đều được khắc họa rất chân thực.

Xem thêm: Những tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc

5. Vợ chồng A Phủ

Đáp ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, văn học cách mạng Việt Nam xuất hiện và trở thành vũ khí sắt nhọn góp công sức vào cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc. Trong đó vợ chồng A Phủ là một đại diện xuất sắc.

Xem thêm: Dế mèn phiêu lưu ký – Cuốn sách của tuổi thơ

Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ viết về một người phụ nữ có số phận bất hạnh, cũng là đại diện cho số phận khốn khổ của nhiều phụ nữ khác ở Hồng Ngài, ở vùng rừng núi Tây Bắc. Trước hết nói về xuất thân và hoàn cảnh của Mị, Mị là một cô gái xinh đẹp, trẻ tuổi, lại có tài thổi sáo, thổi lá, trai làng vì Mị mà đứng nhẵn hết cả một góc nhà cạnh đầu giường nơi Mị ngủ. Đồng thời cô cũng có riêng cho mình một mối tình đẹp với một chàng trai trẻ trong làng. Mị là con gái nhà nông, lại nghèo khó nên thành thử ra Mị có sẵn trong mình tính cần cù, chịu khó. Khi nhà thống lý Pá Tra đòi bắt Mị làm con dâu gán nợ, cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp lại dường như rơi vào một hố đen bế tắc, khi cô bị người nhà thống lý Pá Tra bắt về làm dâu, làm vợ A Sử, để trả món nợ truyền kiếp thay cha.

Tác phẩm là hành trình của một con người, miêu tả những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp trong nhân vật. Tô Hoài nhận ra sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong nhân vật tưởng chừng như đã chết. Khẳng định vẻ đẹp của họ, đồng thời nuôi lại niềm hi vọng trong một xã hội đã quá nhiều bất công.

Thảo Nguyên